Tự động hóa: Hướng công nghệ ưu tiên của Việt Nam

Admin
Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt từng phát biểu: “Trong chiến lược phát triển khoa học, công nghệ giai đoạn 2021 - 2030 đang được Bộ KH&CN xây dựng, công nghệ tự động hóa được xác định là m

Tự động hóa là ứng dụng công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất công nghiệp để chuyển một phần lớn hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất nhờ sức lao động của con người sang cho máy móc thiết bị. Theo khái niệm này, quá trình tự động sẽ không cần sự can thiệp quá sâu của con người, mà sẽ sử dụng các hệ thống điều khiển khác nhau giúp máy móc vận hành nhanh hơn, chuẩn xác hơn, giảm sự can thiệp của con người, thậm chí một số quy trình là hoàn toàn tự động.

Tự động hóa đang được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau: công nghiệp sản xuất, gia công cơ khí, dây chuyền lắp ráp tự động, ứng dụng kiểm soát chất lượng… Các hệ thống điều khiển thường dùng để vận hành quá trình sản xuất bao gồm servo, PLC, mạch điện tử, G code… Các hệ điều khiển này có thể bao gồm việc điều khiển từ đơn giản đến các thuật toán phức tạp, điều khiển những máy móc đơn giản cho đến những hệ thống công nghiệp lớn.

tu dong hoa

 

 

Phát biểu tại Hội nghị Khoa học và triển lãm điều khiển, tự động hóa (VCCA 2021), Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết trong các chương trình khoa học công nghệ trọng điểm quốc gia đến 2030, công nghệ tự động hóa là nhóm các lĩnh vực được ưu tiên nghiên cứu, là cấu phần quan trọng trong nhiều chương trình khoa học công nghệ quốc gia như chương trình công nghệ cao, phát triển sản phẩm quốc gia, đổi mới công nghệ quốc gia, nâng cao năng suất chất lượng…

Bộ trưởng Đạt đã đặt hàng Hội tự động hóa Việt Nam tăng cường kết nối, chuyển giao công nghệ từ nhà cung cấp tiên tiến trên thế giới nhằm ứng dụng các công nghệ 4.0 trong lĩnh vực điều khiển, tự động hóa.

Ông mong muốn, Hội phối hợp cùng Bộ Khoa học và Công nghệ đẩy mạnh hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp Việt trong lĩnh vực tự động hóa thực hiện nghiên cứu, ứng dụng, cải tiến công nghệ và chuyển đổi số theo hướng xanh, sạch, sử dụng năng lượng tiết kiệm, phát triển các công nghệ lõi thông qua các chương trình khoa học công nghệ quốc gia.

Liên quan đến vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Quân, Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam cho rằng, nước ta không thiếu các nhà khoa học giỏi về tự động hóa, nhiều người đã được giải thưởng quốc tế, nhưng việc ứng dụng kết quả nghiên cứu đó vào sản xuất, kinh doanh lại rất hạn chế. Nguyên nhân thì có nhiều, từ hành lang pháp lý, nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu và thương mại hóa, chính sách đối với nhà khoa học và quyền sở hữu trí tuệ, đến hệ sinh thái kinh doanh, sự quan tâm của các nhà quản lý, doanh nhân…

Để có thể phát triển và hội nhập nhanh chóng với xu hướng tự động hóa trên toàn cầu, Việt Nam cần có một chính sách kết nối giữa doanh nghiệp với trường đại học, viện nghiên cứu và nhiều thành phần quan trọng khác để tận dụng nguồn lực đầu tư của Nhà nước và kết quả nghiên cứu của các viện, trường vào thực tế, giải quyết trực tiếp những "bài toán" mà doanh nghiệp đặt ra.