Truyền thông bán lẻ: Chìa khoá để tăng doanh thu cho các thương hiệu?

Hương Mi
Các công ty đang dịch chuyển ngân sách quảng cáo từ truyền thông kỹ thuật số sang mạng lưới quảng cáo bán lẻ để tạo nguồn thu mới.

Khi các công ty nhận ra việc chi tiền quảng cáo trên các kênh truyền thông kỹ thuật số truyền thống không còn mang lại hiệu quả như trước, họ đang chuyển hướng sự chú ý của mình đến việc tận dụng các mạng lưới quảng cáo bán lẻ để tạo ra nguồn thu mới.

s1

Ảnh: Wolt

Ví dụ điển hình như Wolt, một công ty giao hàng theo yêu cầu hoạt động trên phạm vi quốc tế và thuộc sở hữu của DoorDash, đã mở rộng dịch vụ quảng cáo cho nhà bán lẻ và thương hiệu sau một cuộc phỏng vấn với PYMNTS. Catalina Salazar, giám đốc quảng cáo toàn cầu của Wolt, chia sẻ về sự phát triển của lĩnh vực thương mại điện tử.

"Nhận ra việc kết nối với khách hàng là vô cùng quan trọng, các công ty đang tích cực phát triển các giải pháp quảng cáo bán lẻ. Chúng tôi cũng nhận thấy qua phản hồi từ đối tác”, bà Salazar chia sẻ.

Salazar nhấn mạnh việc các công ty truyền thông lớn như Google và Meta chiếm đến 70% đến 80% ngân sách quảng cáo của các thương hiệu. Nhưng hiện nay, những doanh nghiệp này đang dịch chuyển ngân sách quảng cáo sang lĩnh vực bán lẻ. Điều này cho thấy các thương hiệu đang gặp khó khăn trong việc đạt được hiệu quả từ việc đầu tư vào quảng cáo của mình.

“Điều ấn tượng đối với tôi là tốc độ mà các đối tác thương hiệu thích nghi với quảng cáo bán lẻ,” bà Salazar nhấn mạnh.

Đối với các công ty giao hàng theo yêu cầu, việc sử dụng các mạng lưới quảng cáo bán lẻ mang lại lợi ích chính đến từ các mô hình kinh doanh chi phí phát sinh. Đây là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với các nhà vận hành trong ngành này hiện nay. Cụ thể, các dịch vụ giao hàng này đang thực hiện nhiều biện pháp, từ việc tung ra các sản phẩm mang thương hiệu riêng đến mở rộng danh mục sản phẩm bán lẻ, nhằm tối ưu hóa lợi nhuận từ mạng lưới tài xế của họ và tạo ra các nguồn thu nhập mới.

Ngoài ra, ngày càng nhiều các nhà bán lẻ trực tuyến từ mọi lĩnh vực, từ các cửa hàng bán lẻ truyền thống đến các thị trường trực tuyến bên thứ ba, và thậm chí cả các ngân hàng cũng đang bước vào lĩnh vực quảng cáo bán lẻ, nhằm tận dụng dữ liệu về người tiêu dùng của họ để tăng thêm nguồn thu nhập hiện có.

Ngược lại, từ phía người tiêu dùng, họ rất thích các ưu đãi cá nhân từ các dự án, theo một báo cáo của PYMNTS và AWS. Hơn 70% người mua quan tâm đến ưu đãi cá nhân và có đến 41% Millennials và 34% Gen Z có khả năng chuyển sang những nhà bán lẻ cung cấp các ưu đãi này.

s2

Ảnh: Adexchanger

Tuy nhiên, không chỉ đơn thuần là việc cá nhân hóa dựa trên dữ liệu mà các cơ sở dữ liệu của các công ty này cung cấp. Salazar cũng cảnh báo về nguy cơ khi tập trung quá mức vào các chỉ số hiệu suất mà bỏ qua việc xây dựng thương hiệu.

Bằng cách kết hợp việc sử dụng dữ liệu để cá nhân hóa với nét đặc trưng của mỗi thương hiệu, công ty có thể tạo ra mối liên kết sâu sắc đến khách hàng, đồng thời đồng thời đạt được hiệu quả kinh doanh và xây dựng mạng lưới khách hàng trung thành.

Đức Anh