Với dự báo khả năng cung ứng và nhu cầu một số nhóm hàng thiết yếu cần chuẩn bị trong dịp Tết 2021 đối với khoảng 10,33 triệu người sinh sống, làm việc, học tập tại Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội đã chuẩn bị lượng hàng hoá ước tính khoảng 39.000 tỷ đồng để phục vụ Tết trên địa bàn Thành phố. Giống như Hà Nội, nhiều địa phương đang tích cực chuẩn bị nguồn hàng phục vụ Tết Nguyên đán. Giống như Hà Nội, nhiều địa phương đang tích cực chuẩn bị nguồn hàng phục vụ Tết Nguyên đán.
Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì sản xuất, nhiều lao động mất việc làm, thu nhập của người dân nhìn chung đều giảm, do vậy dự kiến sức mua trong các tháng cuối năm nay sẽ giảm so với cùng kỳ năm trước và chủ yếu tập trung vào các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày và trong dịp Tết Nguyên Đán Nhâm Dần 2022. Sau đợt dịch vừa qua, phương thức mua hàng cũng có nhiều thay đổi. Bên cạnh phương thức mua sắm truyền thống, nhiều hình thức mua bán hàng hóa trực tuyến tiếp tục được nhiều người tiêu dùng lựa chọn nhằm tránh đến những nơi đông người, giảm nguy cơ dịch bệnh...
Để chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, Bộ Công Thương chỉ đạo các địa phương, doanh nghiệp và đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch phục vụ Tết, chủ động rà soát cung cầu hàng hóa và phương án cung ứng hàng hóa kể cả trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.
Bên cạnh đó, Bộ còn triển khai chương trình bình ổn thị trường, bảo đảm nguồn cung thực phẩm thiết yếu với giá cả ổn định; thực hiện chương trình kết nối cung cầu, đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi, hải đảo cũng như tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, bảo đảm an toàn thực phẩm.
Không dừng lại ở đó, Bộ Công Thương tiếp tục theo dõi, bám sát tình hình giá cả, thị trường hàng hóa tại các địa phương để kịp thời ứng phó trong trường hợp thị trường có biến động; đôn đốc việc sớm có phương án mở lại hoạt động của các chợ truyền thống với điều kiện bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19.
Mặt khác, bộ sẽ chủ động làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình cung cầu một số sản phẩm nông nghiệp thiết yếu, chú trọng đến tình hình chăn nuôi gia súc và rau, củ quả nhằm bảo đảm đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực, thực phẩm của người dân trong dịp Tết.
Đặc biệt, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, ủy ban nhân dân và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố, đơn vị có liên quan trên cả nước kịp thời xử lý các khó khăn trong lưu chuyển hàng hóa; phối hợp với các doanh nghiệp phân phối lớn để có phương án điều tiết nguồn cung hàng hóa khi cần thiết hoặc hỗ trợ tiêu thụ các mặt hàng nông sản vào vụ thu hoạch.
Theo Sở hữu trí tuệ