Toàn cảnh hệ sinh thái đổi mới sáng tạo tại TP.HCM

Admin
Hội thảo "Tham vấn cộng đồng và chuyên gia về nền tảng trực tuyến thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo TP.HCM" được tổ chức nhằm thông tin tiến trình nhiệm vụ đến cộng đồng và cá

"Nền tảng trực tuyến thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo TP.HCM (H.OIP)" ra đời trên chủ trương của Sở Khoa học và Công nghệ nhằm thực hiện nhiệm vụ thuộc đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo TP.HCM trong giai đoạn 2021-2025, do Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo Victory triển khai.

Kỳ vọng của startup không chỉ có vốn

Là đơn vị nhận nhiệm vụ triển khai dự án, ở giai đoạn 1, Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo Victory (VIC) đã tiến hành khảo sát, tập trung vào các đối tượng quan trọng như: nhà khởi nghiệp, nhà đầu tư, nhà ươm tạo, Nhà nước,... Từ kết quả khảo sát phần nào cho thấy được bức tranh tổng quan của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại TP.HCM.

Ở nhóm đối tượng nhà khởi nghiệp (startup), chủ nhiệm nhiệm vụ, ông Nguyễn Việt Đức - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Quản lý Đầu tư Khởi nghiệp Sáng tạo Việt Nam (ICM) cho biết cấu trúc startup được khảo sát gồm các loại hình doanh nghiệp như Công ty TNHH chiếm 35%, công ty cổ phần 22,6%, doanh nghiệp tư nhân 15,2%, còn lại là nhóm khởi nghiệp; ngành nghề kinh doanh gồm công nghệ thông tin, dịch vụ bán lẻ, nông nghiệp,..; mô hình truyền thống 66,1%, mô hình P2P, O2O chiếm 27,2%.

Khi khảo sát, đơn vị thực hiện nhận ra những dự án chưa nhận được vốn, chỉ ở giai đoạn nghiên cứu chiếm đến 23%, các dự án đã nhận được vốn, sẵn sàng gọi vốn là 39%.

Kết quả khảo sát cũng phản ánh một điều là hệ sinh thái startup thường tìm kênh thông tin về đổi mới sáng tạo thông qua truyền miệng, con số này chiếm đến 52%. 

"Nắm được việc này chúng tôi lập tức đưa lên nền tảng một lời mời tham gia hệ sinh thái, cải thiện về tốc độ tham gia sự kiện hội thảo chiếm 33,9%, việc này là một trong những mục tiêu của nền tảng, đó là khi xảy ra kết nối trên nền tảng này thì sẽ mang kết nối đó đến không gian trực tiếp. Hy vọng những vườn ươm, trung tâm đổi mới sáng tạo của sở sẽ là nơi không gian trực tiếp để đón tiếp những sự kiện này", ông Đức chia sẻ về một trong các tính năng của nền tảng.

Screenshot 2022-11-18 165917

Nền tảng trực tuyến thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo TP.HCM (H-OIP) thu hút nhờ tính năng hữu ích. Ảnh chụp màn hình

 

Ông Đức cũng cho biết đơn vị đã xây dựng giải pháp để thực hiện tối ưu kênh truyền miệng, xây dựng giải pháp để các thông tin, chương trình về truyền thông đào tạo, ươm tạo sẽ đưa lên nền tảng.

Về việc có 54% startup chưa tham gia ươm tạo, khảo sát cho thấy kỳ vọng của họ không hẳn chỉ muốn nhận vốn. Họ muốn nhận được kiến thức về năng suất và kiến thức khởi nghiệp. Từ thực tế này, chủ nhiệm đề tài và Sở dự định thành lập một thư viện kiến thức trên nền tảng nhằm chuẩn hóa kiến thức về  khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. 

Nhà đầu tư kỳ vọng lớn vào việc miễn thuế

Về phía nhà đầu tư, khảo sát cho thấy có 55% doanh nghiệp sẵn sàng tham gia các lớp ươm tạo trả phí, đơn vị thực hiện dự án sẽ thiết kế những chương trình ươm tạo có thể thương mại hóa được. 

Khảo sát ở TP.HCM cho thấy với các lĩnh vực: công nghệ thông tin, Logistic - vận tải, nông nghiệp, bán lẻ, bất động sản, y tế, tài chính, nhà đầu tư có sự quan tâm, ưu tiên đầu tư theo thứ tự giảm dần. 

Điều đáng nói là 100% nhà đầu tư khẳng định chưa nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền. Các nhà đầu tư đặt kỳ vọng lớn vào sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc: miễn thuế thu nhập đầu tư cho đổi mới sáng tạo (70%), đồng hành đầu tư vốn 1-1 (46,7%).

Qua khảo sát, các nhà đầu tư sẵn sàng chuyển giao kiến thức cho các startup, giải pháp về mặt công nghệ, dịch vụ hỗ trợ. Họ mong muốn nhận được thông tin tiềm năng từ các dự án, từ vườn ươm. Đồng thời, các nhà đầu tư hy vọng vườn ươm sẽ có nhiều startup giúp họ giải pháp để thương mại hóa danh mục đang đầu tư. 

Các nhà đầu tư mong muốn từ nền tảng sẽ tạo ra các nhóm đầu tư hợp chuỗi giá trị, thông tin dự án gọi vốn. Họ sẵn sàng đầu tư - hợp tác thương mại hóa sản phẩm từ nhà khoa học. 

Ở phía cơ quan quản lý Nhà nước, có đến gần 78% các cơ quan có nhu cầu tìm kiếm các giải pháp ứng dụng công nghệ phục vụ công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực phụ trách (Govtech). Các cơ quan này có nhu cầu thống kê về thông tin dữ liệu startup để hiểu rõ lĩnh vực hoạt động, giai đoạn phát triển của startup và nhu cầu hỗ trợ của họ.

z3891353516281_f4c728e1b475693553a334c122d4aeee (1)

Tham luận “Nền tảng số H-OIP – Thúc đẩy môi trường kết nối mở cho đổi mới sáng tạo” do đại diện nhiệm vụ H-OIP – chuyên gia Hoàng Minh Ngọc Hải (VIC) trình bày. 

Nói về những vấn đề cần giải quyết của dự án, thư ký nhiệm vụ, ông Hoàng Minh Ngọc Hải - Giám đốc Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nhỏ và vừa Đổi mới Sáng tạo Victory (VIC) cho biết: "Dự án này phần cần giải quyết là sự kết nối, làm sao tập trung thông tin dữ liệu giúp cho cấu phần trong hệ sinh thái tìm kiếm và chia sẻ được nguồn lực. Thứ hai, thành phố mong muốn là thương mại hóa sản phẩm trên chính nền tảng này". 

Trước đó, Sở KH&CN TP.HCM đánh giá, thực tế cho thấy các mô hình xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành công đều dựa trên sự hợp tác và chia sẻ. Do đó, việc triển khai xây dựng nền tảng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo H-OIP sẽ theo phương châm "Mỗi cơ sở ươm tạo là một khách hàng của H-OIP". 

Các cơ sở ươm tạo có thể liên hệ với nhóm thực hiện H-OIP hoặc Sở KH&CN TP.HCM để gửi các yêu cầu, ý kiến đóng góp, phát triển. Đến nay, dự án về nền tảng H-OIP đã đi được một phần ba hành trình, dự kiến sẽ hoàn thiện vào tháng 10/2023.

Theo Sở hữu trí tuệ