Khi nghĩ nhắc đến nguyên nhân mắc ung thư, nhiều người có xu hướng nghĩ ngay đến những yếu tố như di truyền hay ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của Thư viện Y Khoa Quốc Gia Mỹ (National Library of Medicine), chế độ dinh dưỡng có thể chiếm đến 35% nguyên nhân gây ung thư, cao hơn cả hút thuốc lá (chỉ khoảng 25 - 30%). Điều này có nghĩa rằng chế độ ăn có thể là “kẻ thủ ác”, nhưng đồng thời cũng có thể trở thành vũ khí mạnh mẽ giúp chúng ta chống lại căn bệnh này.
Theo một nghiên cứu của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ (NCI) năm 2018, việc sử dụng nhiều thực phẩm giàu chất béo bão hòa, thịt đỏ và thực phẩm chế biến sẵn có thể gia tăng nguy cơ mắc ung thư, đặc biệt là ung thư đại tràng, vú và tuyến tụy. Đồng thời, một bài phân tích lớn của Tiến sĩ Timothy J. Key được công bố trên Tạp chí Y học Anh (BMJ) cho biết, chế độ ăn giàu chất xơ và thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật liên quan mật thiết đến việc phòng ngừa và làm giảm nguy cơ mắc ung thư. Những thực phẩm này cung cấp nhiều chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng thực vật như flavonoid, carotenoid có thể ngăn ngừa tổn thương tế bào do gốc tự do và hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư.
Theo GS. TS. BS. Lê Thị Hương - Nguyên Viện trưởng Viện Đào Tạo Y Học Dự Phòng & Y Tế Công Cộng, Đại học Y Hà Nội , “Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa nhiều loại ung thư. Mỗi thay đổi nhỏ trong cách ăn uống hàng ngày đều có thể mang lại những kết quả to lớn cho sức khỏe lâu dài.”
Một số người tin rằng hạn chế sử dụng đường có thể ngăn ngừa ung thư, vì đường “nuôi” tế bào ung thư. Thực tế, mặc dù việc tiêu thụ đường quá mức có thể gây béo phì - yếu tố nguy cơ cao gây ra ung thư, nhưng không có nghiên cứu khoa học nào chứng minh rằng đường trực tiếp “nuôi” ung thư. Thay vào đó, chúng ta cần quan tâm đến hoạt động thể chất và chế độ ăn uống tổng thể, nhằm đảm bảo cân bằng dinh dưỡng và cung cấp đầy đủ các chất thiết yếu.
Việc duy trì vận động nhẹ nhàng kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể giúp giảm nguy cơ mắc ung thư lến tới 30 - 40%, theo một phân tích tổng hợp từ nghiên cứu dịch tễ học của Viện Nghiên cứu Ung thư Thế giới (WCRF). Điều đó cho thấy mối quan hệ mật thiết của việc kết hợp việc ăn uống và tập luyện thể thao. Những hoạt động đơn giản như đi bộ 30 phút mỗi ngày có thể giúp duy trì sức khỏe, kiểm soát cân nặng và tăng cường hệ miễn dịch.
5000 Bước Chân Hạnh Phúc – Nâng cao nhận thức cộng đồng về vài trò của dinh dưỡng và vận động đối với bệnh ung thư
Xây dựng một cộng đồng lành mạnh với lối sống năng động và chế độ ăn uống hợp lý có thể tạo ảnh hưởng mạnh mẽ tới xã hội. Các sự kiện như “5000 Bước chân hạnh phúc” dành cho bệnh nhân ung thư với hoạt động workshop về “Dinh dưỡng nâng thể trạng cho người bệnh ung thư” được tổ chức ngày 20/10/2024 bởi SCI là ví dụ tiêu biểu về việc kết nối cộng đồng để cùng nhau hướng tới một cuộc sống lành mạnh hơn, không chỉ thông qua chế độ dinh dưỡng mà còn qua việc duy trì hoạt động thể chất đều đặn.
Với mục tiêu giúp nâng cao nhận thức về vai trò của dinh dưỡng trong cuộc chiến chống ung thư, workshop có sự tham gia của chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu, sẽ chia sẻ các kiến thức và giải đáp thắc mắc, giúp điều chỉnh chế độ ăn uống và vận động một cách hiệu quả nhất.
Thay đổi thói quen ăn uống và nâng cao nhận thức về dinh dưỡng không chỉ giúp chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh mà còn là chìa khóa giúp giảm nguy cơ mắc ung thư. Hãy bắt đầu từ những thay đổi nhỏ nhưng mang lại lợi ích to lớn ngay từ hôm nay.
Workshop "Dinh dưỡng nâng thể trạng cho người bệnh ung thư" - Sự kiện bên lề chương trình “5000 Bước chân hạnh phúc - Ngày hội đi bộ đồng hành cùng bệnh nhân ung thư” do Salt Cancer Initiative (SCI) và Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel tổ chức, với sự đồng hành và hỗ trợ kết nối chuyên gia của Nestlé Health Science Việt Nam.
Chương trình hoàn toàn miễn phí v bệnh nhân ung thư đi cùng 01 người thân |