Xuất khẩu của Việt Nam đạt tỷ đô trong 9 tháng năm 2024

Theo thống kê từ Bộ Công Thương cho thấy, tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa có thể đạt 300 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước.

Qua 9 tháng năm 2024, xuất khẩu đang là điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam trong đó là các mặt hàng: máy tính - linh kiện điện tử, dệt may là những nhóm hàng xuất khẩu chính mang về hàng chục tỷ USD và duy trì đà tăng từ 10 - 30%.

Sau nhiều năm vắng bóng, nhờ sự thuận lợi từ nhu cầu thị trường với giá hồ tiêu tăng cao cũng đã giúp nhóm hàng này quay trở lại "câu lạc bộ" tỷ đô. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, chỉ trong 9 tháng xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam mang về hơn 1 tỷ USD với giá trị xuất khẩu tăng 47%.

nong-san

 

 

Ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Phúc Sinh cho biết: "Việt Nam là nơi cung cấp thực phẩm cũng như gia vị lớn trên toàn thế giới. Chúng ta có mỏ vàng lớn và tôi nghĩ giá còn biến động trong 5 năm tới".

Rau quả Việt Nam đã đạt mức xuất khẩu của cả năm ngoái - khoảng 5,6 tỷ USD. Ảnh minh họa.Rau quả là nhóm hàng có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất 34%. Chỉ cần 9 tháng, rau quả Việt Nam đã đạt mức xuất khẩu của cả năm ngoái - khoảng 5,6 tỷ USD.

Tuy đối mặt với nhiều thách thức, nhưng nhóm hàng dệt may vẫn giữ được phong độ khi mang về hơn 32,4 tỷ USD với mức tăng 9 % trong 9 tháng qua.

Nhu cầu thị trường

Hiện nay, Việt Nam đã có gần 50 nhóm hàng đạt kim ngạch xuất khẩu tỷ đô. Bên cạnh nỗ lực của doanh nghiệp trong nước và các hoạt động xúc tiến thương mại, thì xuất khẩu của Việt Nam còn được sự hỗ trợ từ các yếu tố khách quan, từ những thay đổi có tính thuận lợi của các thị trường lớn trên thế giới.

Ví dụ như việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ Trung Quốc hồi tháng 8 vừa qua. Điều này đã tạo thuận lợi, tạo cạnh tranh cho hàng hoá Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này. Hay chu kỳ nới lỏng tiền tệ trên toàn cầu, được dẫn dắt bởi các ngân hàng trung ương tại Mỹ, châu Âu và Trung Quốc sẽ thúc đẩy tiêu dùng tại các thị trường lớn. Điều này dự báo sẽ gia tăng nhu cầu đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, những nhóm hàng xuất khẩu thế mạnh từ trước đến nay được dự báo sẽ là nhóm có tốc độ tăng trưởng tốt nhất với nhiều dư địa từ nay đến cuối năm.

Tăng trưởng xuất khẩu những tháng cuối năm

Mỗi tháng, công ty Vina T&T xuất khẩu 160 container trái dừa và 45 container trái bưởi sang các thị trường như Mỹ, EU, Nhật Bản… Dù vậy, đại diện doanh nghiệp cho biết, 3 tháng tới đây, công việc sẽ còn bận rộn hơn, khi các nước trên thế giới bước vào mùa lễ hội, chào đón năm mới… kéo theo nhu cầu trái cây cũng tăng theo, dự báo có thể lên tới 35%.

may mac

 

Bên cạnh thị trường xuất khẩu truyền thống là châu Âu, công ty dệt may Viking đang nỗ lực kết nối mở rộng thị trường sang Nhật Bản và Mỹ… Cụ thể là đáp ứng nhu cầu khách hàng về những sản phẩm như: đồ bảo hộ, phòng cháy chữa cháy… Nhờ vậy, số lượng đơn hàng của doanh nghiệp đã tăng từ 20 - 25% so với năm ngoái.

"Nhằm đáp ứng nhu cầu tăng đơn hàng, khách hàng hiện tại thì thứ nhất chúng tôi chuẩn hoá quy trình làm việc, gia tăng thêm máy móc. Thứ hai là tuyển dụng và sử dụng thêm lao động ngắn hạn và cận bên để nâng lên năng lực sản xuất của nhà máy", bà Lê Nguyễn Trang Nhã - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Viking Việt Nam cho hay.

Dư địa tăng trưởng xuất khẩu những tháng cuối năm còn rất lớn. Ảnh minh họa.Theo nhận định từ Khối phân tích của VNDirect, với dữ liệu PMI tích cực và số lượng đơn đặt hàng sản xuất mới trong vài tháng qua, đơn vị này dự báo xuất khẩu trong những tháng cuối năm nay có thể tăng khoảng 15%.

Ông Đinh Quanh Hinh - Trưởng bộ phận vĩ mô và chiến lược thị trường, Công ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT nhận định: "Những mặt hàng khác như linh kiện điện tử, máy vi tính, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải vẫn duy trì xu hướng tăng trưởng cao trong những tháng cuối năm. Bởi vì chúng ta thấy rằng bức tranh kinh tế vĩ mô toàn cầu đang cải thiện và môi trường đầu tư toàn cầu cũng từng bước cải thiện nhờ một loạt các chính sách nới lỏng chính sách tiền tệ gần đây của các ngân hàng trung ương lớn".

Giải pháp đảm bảo xuất khẩu cuối năm

Mặc dù có nhiều điểm thuận lợi và được hỗ trợ từ nhiều yếu tố, tuy nhiên các doanh nghiệp xuất khẩu cho biết, họ vẫn rất thận trọng và luôn có các phương án để bảo đảm giữ nhịp xuất khẩu. Bởi vẫn còn đó nhiều yếu tố khó đoán định, nhất là những tác đồng khó lường từ tình hình ở Trung Đông.

So với thời gian cao điểm hồi tháng 7, cước vận tải biển đã giảm mạnh khoảng 30%. Tuy nhiên, nhiều dự báo chỉ ra cước vận tải biển sẽ bước vào chu kì tăng giá từ giữa tháng 10.

Ôn Nguyễn Hoài Chung - Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam khuyến nghị: "Theo dõi sát sao tình hình biến động của vận tải biển quốc tế và nên có dự báo hoặc nâng khả năng dự báo và lên phương án dự phòng cho những tình huồng xấu nhất xảy ra".

Tác động thứ hai được chỉ ra từ khả năng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu bởi biến động địa chính trị hiện nay. Nhiều doanh nghiệp dự báo sẽ bị tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất và xuất khẩu. Vì vậy, hiện tại các doanh nghiệp cũng chủ động đa dạng thị trường và chuỗi cung ứng… để tránh tập trung một thị trường hay một nhà cung cấp nhất định.

TH

Link nội dung: https://dnvn.com.vn/xuat-khau-cua-viet-nam-dat-ty-do-trong-9-thang-nam-2024-a455338.html