Những điều cần chú ý khi chuyển giao quyền tác giả

Khi ký hợp đồng chuyển giao quyền tác giả,các nhạc sĩ có thể lập tức nhận về một khoản tiền nhất định, tuy nhiên, những quyền lợi lâu dài được bảo hộ bởi pháp luật cho chủ tài sản trí tuệ của họ sẽ bị mất đi vĩnh viễn.

Theo VCPMC, thời gian qua, trên thị trường xuất hiện tình trạng một số công ty, cá nhân kinh doanh nhạc tìm cách liên hệ, đặt vấn đề ứng trước/trả trước cho thành viên của VCPMC một khoản tiền để hủy hợp đồng ủy quyền với VCPMC và ký hợp đồng chuyển nhượng bán đứt hoặc hợp đồng độc quyền hoặc hợp đồng chuyển quyền sử dụng cho phép họ sử dụng tác phẩm âm nhạc để kinh doanh trên các lĩnh vực.

Trước  tình trạng đó, VCPMC khuyến cáo các nhạc sĩ thành viên cần thận trọng cân nhắc quyết định hoặc sẽ bị mất quyền tác giả đối với tác phẩm của mình vĩnh viễn hoặc mất quyền kiểm soát cũng như khó kiểm soát quyền tác giả mà pháp luật đang bảo hộ cho các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. 

piano-1655558
  •  
  •  
  •  
  •  

 

 

 

Thông tin từ VCPMC cho biết, nếu ký hợp đồng chuyển nhượng bán đứt, trước mắt các nhạc sĩ sẽ nhận về một khoản tiền nhất định, đổi lại, họ sẽ không còn là chủ sở hữu quyền tác giả và bị mất vĩnh viễn các quyền tài sản quy định tại Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ SHTT.

Trong khi đó, theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 27 Luật SHTT, nếu tác giả không bán vĩnh viễn quyền tác giả, thời hạn tác phẩm được bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và có giá trị thừa kế cho gia đình thêm 50 năm nữa.

Trung tâm cũng nêu ví dụ thời gian qua, đã có không ít trường hợp làm tác phẩm phái sinh hoặc cover nhưng đánh mất tinh thần, giá trị nguyên bản và thông điệp của tác phẩm gốc, có thể gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả theo quy định quyền nhân thân tại khoản 4 Điều 19 Luật SHTT.

Bên cạnh đó, nếu ký hợp đồng độc quyền, chuyển quyền sử dụng nhưng thành viên không giới hạn về phạm vi và thời gian sử dụng, sau này, theo VCPMC phân tích, tuy hết thời hạn độc quyền và/hoặc sử dụng nhưng quyền tác giả đối với tác phẩm được sử dụng trong bản ghi vĩnh viễn thuộc về bên độc quyền hoặc bên nhận chuyển quyền. Do đó, các nhạc sĩ/tác giả không thể kiểm soát và không nhận được tiền nhuận bút trong trường hợp họ hợp tác kinh doanh với các tổ chức, cá nhân khác.

Thậm chí chính nhạc sĩ/tác giả còn có thể bị 'đánh gậy bản quyền' trên nền tảng YouTube nếu phát hành bản ghi có giai điệu trùng lặp với bản ghi của bên độc quyền hoặc nhận chuyển quyền đã phát hành trước đó.

how-to-avoid-music-copyright-infringement-blog

 

Chưa kể, nếu thành viên chuyển quyền trùng lặp cho bên khác có thể dẫn đến trách nhiệm bồi thường khi có tranh chấp xảy ra.

Chính vì thế, VCMPC đã gửi các khuyến cáo đến các nhạc sĩ thành viên và các tác giả để chủ sở hữu tác phẩm cân nhắc và cẩn trọng khi chuyển giao quyền tác giả.  

Quyền tác giả là gì?

Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm năm 2009) quy định: "Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu".

Như vậy, quyền tác giả bao gồm những quyền cụ thể mà pháp luật trao cho tác giả hay chủ sở hữu của một tác phẩm về việc đặt tên tác phẩm, đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Sao chép, điều chỉnh hay truyền tải, phổ biến tác phẩm đến với công chúng bằng và việc cho phép người khác tham gia vào quá trình khai thác tác phẩm.

 Đặc điểm của quyền tác giả

Thứ nhất, đối tượng của quyền tác giả luôn mang tính sáng tạo, được bảo hộ không phụ thuộc vào giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật.

Thứ hai, quyền tác giả thiên về việc bảo hộ hình thức hể hiện tác phẩm.

Thứ ba, hình thức xác lập quyền theo cơ chế bảo hộ tự động.

Thứ tư, quyền tác giả không được bảo hộ một cách tuyệt đối.

can-nhac-ki-cang-truoc-quyet-dinh-chuyen-giao-quyen-tac-gia

 

 Quy định về quyền tác giả theo Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành

Điều 18 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định: "Quyền tác giả đối với tác phẩm quy định tại Luật này bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản".

Quyền nhân thân

  • Quyền đặt tên cho tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ. Quyền này không áp dụng đối với tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.
  • Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ là việc phát hành tác phẩm đến công chúng với số lượng bản sao hợp lý để đáp ứng nhu cầu của công chúng tùy theo bản chất của tác phẩm, do tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc do cá nhân, tổ chức khác thực hiện với sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả. Công bố tác phẩm không bao gồm việc trình diễn một tác phẩm sân khấu, điện ảnh, âm nhạc; đọc trước công chúng một tác phẩm văn học; phát sóng tác phẩm văn học, nghệ thuật; trưng bày tác phẩm tạo hình; xây dựng công trình từ tác phẩm kiến trúc.
  • Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ là việc không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm hoặc sửa chữa, nâng cấp chương trình máy tính trừ trường hợp có thoả thuận của tác giả.

 Quyền tài sản

  • Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện biểu diễn tác phẩm một cách trực tiếp hoặc thông qua các bản ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được. Biểu diễn tác phẩm trước công chúng bao gồm việc biểu diễn tác phẩm tại bất cứ nơi nào mà công chúng có thể tiếp cận được.
  • Quyền sao chép tác phẩm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra bản sao tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo ra bản sao dưới hình thức điện tử.
  • Quyền phân phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm quy định tại điểm d khoản 1 Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện bằng bất kỳ hình thức, phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được để bán, cho thuê hoặc các hình thức chuyển nhượng khác bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.
  • Quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc đưa tác phẩm hoặc bản sao tác phẩm đến công chúng mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do chính họ lựa chọn.
  • Quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính quy định tại điểm e khoản 1 Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc cho thuê để khai thác, sử dụng có thời hạn.
  • Quyền cho thuê đối với chương trình máy tính không áp dụng trong trường hợp bản thân chương trình đó không phải là đối tượng chủ yếu để cho thuê như chương trình máy tính gắn với việc vận hành bình thường các loại phương tiện giao thông hoặc các máy móc, thiết bị kỹ thuật khác.

Quyền tác giả được bảo hộ trong thời gian bao lâu ?

Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, thời gian bảo hộ đối với quyền tác giả được quy định như sau:

- Các quyền đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; bảo vệ sự vẹn toàn của tác phẩm được bảo hộ vô thời hạn.

- Quyền công bố tác phẩm hoặc cho người khác công bố tác phẩm và các nội dung của quyền tài sản được bảo hộ theo thời hạn như sau:

  • Đối với các tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 75 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Với các tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn 25 năm. 100 năm kể từ khi tác phẩm được định hình.
  • Các tác phẩm không thuộc loại hình trên có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết. Trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết
  • Đối với tác phẩm khuyết danh, khi thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm sau năm tác giả chết.

Link nội dung: https://dnvn.com.vn/nhung-dieu-can-chu-y-khi-chuyen-giao-quyen-tac-gia-a446912.html