Câu chuyện bảo vệ thương hiệu tại Việt Nam

Lâu nay, các thương hiệu Việt có tiếng tăm, bỗng dưng bị các công ty nước ngoài “tóm lấy” đăng ký tại quốc gia của họ. Từ đó gây khó khăn cho các thương hiệu Việt xuất khẩu vào quốc gia đó do

Bộ Công Thương vừa cho biết Cơ quan quản lý Sở hữu trí tuệ Australia (IP Australia) đã công bố vụ việc đăng ký nhãn hiệu gạo ST24, ST25 với nội dung: "Hết hiệu lực/Không bảo vệ - Lapsed/Not Protected". Điều này có nghĩa việc đăng ký thương hiệu gạo ST24, ST25 "Rice; Best Rice of The World" của Công ty T&L đã không thành công, không được đăng ký.

Bộ Công Thương cho rằng vụ việc này là quy trình khách quan theo quy định pháp luật của Australia, đồng thời có sự nỗ lực chung từ nhiều phía gồm các cơ quan truyền thông, các bộ, ngành, doanh nghiệp trong nước và Thương vụ Việt Nam tại Australia để bảo vệ thương hiệu gạo ST 24, ST25 của doanh nghiệp Việt.

ho quang cua2

 Kỹ sư Hồ Quang Cua và sản phẩm gạo ST24, ST25 được sản xuất từ giống lúa cùng tên do ông và nhóm nghiên cứu tại Việt Nam sản xuất. Ảnh Hữu Đức 

 

Như vậy, Ba nhãn hiệu của kỹ sư Hồ Quang Cua đối với gạo ST24 và ST25 đã chính thức được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tại Australia vào ngày 27/9.

Trước đó, ngày 22/4/2021, Cục Sở hữu trí tuệ của Australia đã tiếp nhận hồ sơ đăng ký nhãn hiệu "Gạo; Gạo ngon nhất thế giới - Rice; Best Rice of The World" ST24, ST25 của Công ty T&L Global Foods Supply Pty Ltd.

Ngay sau đó, tháng 5/2021, Thương vụ Việt Nam tại Australia đã thông tin và gửi công hàm tới IP Australia phản đối việc đăng ký thương hiệu gạo ST24 và ST25 của Công ty T&L.

Đại diện Thương vụ Việt Nam cũng đã gửi công văn cùng một số tài liệu, hình ảnh liên quan đến IP Australia làm rõ giống lúa tên ST24, ST25 là do ông Hồ Quang Cua và nhóm nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu, sản xuất và đã được cấp bằng bảo hộ tại Việt Nam.

Cũng theo Thương vụ Việt Nam tại Úc, các nhà nhập khẩu rất lo lắng trước thông tin một doanh nghiệp tại Úc đăng ký nhãn hiệu ST24, ST25. Thương vụ Việt Nam tại Úc phải có động thái để nhà nhập khẩu yên tâm tiếp tục nhập và xây dựng thương hiệu.

Thương vụ Việt Nam tại Úc khẳng định, việc bảo vệ nhãn hiệu còn là dịp quảng bá với thị trường Úc về chương trình xúc tiến "Việt Nam - Vùng đất của gạo ngon nhất thế giới". Chương trình do Thương vụ Việt Nam triển khai đã giúp gạo Việt phủ sóng, kể cả ở bang xa xôi là Lãnh thổ Bắc Úc.

ST25 là giống gạo do kỹ sư Hồ Quang Cua nghiên cứu và lai tạo, được công nhận là giống gạo ngon nhất thế giới tại Hội nghị quốc tế lần thứ 11 về thương mại gạo tổ chức ở Manila (Philippines). Đến năm 2020, giống gạo này tiếp tục đạt giải nhì.

Cần xây dựng thương hiệu quốc gia

Trước sản phẩm gạo ST25, người tiêu dùng và doanh nghiệp cũng từng bất ngờ khi biết cà phê Trung Nguyên bị một doanh nghiệp bên Mỹ đăng ký thương hiệu, hay cà phê Buôn Ma Thuột, mít sấy Vinamit bị đăng ký bảo hộ tại Trung Quốc. Tình huống tương tự cũng xảy ra với nước mắm Phú Quốc, bia Sài Gòn, bánh phồng tôm Sa Giang, võng xếp Duy Lợi ở Mỹ, kẹo dừa Bến Tre...

Đã có một số doanh nghiệp Việt vươn ra đầu tư thế giới như Viettel, Vinamilk, Vinfast..., song tới nay VN vẫn chưa có được thương hiệu toàn cầu.

Câu chuyện gạo ST25 là một minh chứng rõ nhất cho việc VN có rất nhiều sản phẩm tốt, đạt chất lượng và tiêu chuẩn của những thị trường khó tính nhất, nhưng lại chưa có được những thương hiệu mang tầm quốc gia nếu xét cả về thương hiệu sản phẩm lẫn thương hiệu DN.

Theo ông Lại Tiến Mạnh, Giám đốc Công ty CP Mibrand VN, đơn vị phối hợp với Brand Finance vừa công bố TOP 50 thương hiệu giá trị nhất VN, chúng ta thiếu những thương hiệu ở tầm quy mô thế giới. Các nước có những thương hiệu nổi tiếng, được đón nhận ở những thị trường khác nhau, trở thành thương hiệu định danh cho quốc gia như nhắc đến Nhật Bản là Toyota, Honda; nhắc đến Hàn Quốc là Samsung, LG hay Đức là Mercedes, BMW...

Trong khi ở VN chỉ một số ít DN đầu tư ra nước ngoài gây dựng được thương hiệu như Viettel hay Vinamilk. Đơn cử như Viettel hiện đã đầu tư ra 10 thị trường trên thế giới và đạt được thành công nhất định, song các mạng viễn thông do Viettel xây dựng tại các nước vẫn mang những tên gọi khác nhau tùy thuộc vào từng nước... Tương tự, Vinamilk đã có sản phẩm xuất khẩu đến 6 nước. Vietnam Airlines khẳng định được giá trị với nhiều đường bay quốc tế vươn ra khắp thế giới.

Trong khi đó, theo một kết quả khảo sát của Bộ Công thương, chỉ 20% DN đầu tư xây dựng thương hiệu nhưng cũng chỉ chú trọng đăng ký tại VN, chưa đăng ký tại thị trường nước ngoài. Như vậy, có đến 80% DN không quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu.

Câu chuyện xây dựng thương hiệu ở triển lãm

Sau hơn hai năm đóng băng vì đại dịch COVID-19, Triển lãm Hàng không Quốc tế Việt Nam – VIAE 2022 đã quay trở lại cùng với sự quan tâm và tham dự của hơn 50 doanh nghiệp “dẫn đầu” về ngành hàng không quốc tế như BOEING, Philippines Airlines, Flyr, vv.. cũng như các nhà sản xuất, các trường đào tạo trong và ngoài nước.

Niềm vinh dự cho VIAE 2022 về chuyên môn là sự tham dự của hai nhà tài trợ: Boeing (Mỹ) và Embraer (Brazil). Đây là hai hãng sản xuất máy bay hàng đầu thế giới, có những định hướng chiến lược phát triển tại thị trường Việt Nam, mang đến triển lãm những sản phẩm tàu bay thế hệ mới nhiều công nghệ tiên tiến.

ho quang cua1

 From Cau Dat Coffee giới thiệu sản phẩm đến khách tham quan 

VIAE 2022 không chỉ là nơi cho doanh nghiệp trong ngành hàng không tham dự, mà còn là cơ hội để các đặc sản ẩm thực, thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm độc đáo, đậm nét văn hóa của Việt Nam được giới thiệu đến bạn bè quốc tế.

Cùng với tiêu chí “Phát triển bền vững cho tương lai tươi sáng”, From Cau Dat Coffee mong muốn đem đến cho sự kiện và khách hàng tham quan triển lãm trải nghiệm cà phê đặc sản chất lượng cao đến từ quê hương Việt Nam.

Để có những hạt cà phê ngon nhất, From Cau Dat Coffee đã lựa chọn vùng trồng Cầu Đất – Lâm Đồng cho hạt cà phê Arabica, và Buôn Mê Thuột – Đắk Lak cho hạt cà phê Robusta. Đây là hai vùng đất có thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp với các loại cà phê trên, cho chất lượng cà phê ngon bậc nhất, đã được thế giới công nhận.

Cà phê từ lâu đã trở thành một nét văn hóa, một thức uống không thể thiếu trong đời sống con người, nhất là trong xã hội hiện đại. Chính vì vậy, From Cau Dat Coffee luôn trân quý từng hạt cà phê được tạo ra từ đôi tay của những người nông dân, cũng như nỗ lực tạo ra những ly cà phê tử tế với giá trị tốt nhất dành cho người tiêu dùng.

ho quang cua3

 From Cau Dat Coffee là nhà đồng hành thương hiệu duy nhất về cà phê được lựa chọn cho sự kiện VIAE 2022

Niềm tự hào là khi sản phẩm được người tiêu dùng nước ngoài ưa chuộng, là sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp, vị khách quốc tế yêu quý những hạt cà phê đặc sản Việt Nam nói riêng và Arabica Cầu Đất nói chung. Giám đốc kinh doanh của hãng BOEING – Mr.David cho biết: “Tôi luôn yêu quý hương vị cà phê Việt Nam, hương vị đậm đà, mạnh mẽ mà tại các nước Châu Âu sẽ không thể nào tìm thấy được”.

Ông Phạm Tấn Đạt, chủ thương hiệu cà phê From Cau Dat Coffee cho biết, với quy trình kiểm soát chất lượng 10 bước đạt chuẩn của Hiệp hội Specialty Association Coffee (SCA), những hạt cà phê From Cau Dat được trồng và chăm sóc để có thể phát huy hết hương vị nguyên thủy của loại cà phê quý Arabica và Robusta. Quá trình bảo quản và chế biến sau thu hoạch cũng được kiểm soát nghiêm ngặt,  hệ thống rang xay hiện đại và đảm bảo an toàn sức khỏe người tiêu dùng để tạo ra cà phê sạch.

Với những nỗ lực trên, From Cau Dat Coffee đã mang những sản phẩm tinh túy nhất đến với khách hàng tại triển lãm nói riêng và khách hàng Việt Nam nói chung. Có thể thấy, thương hiệu xây dựng từ những cuộc triển lãm lớn đang được các doanh nhân, địa phương hướng đến.

Theo Sở hữu trí tuệ

Link nội dung: https://dnvn.com.vn/cau-chuyen-bao-ve-thuong-hieu-tai-viet-nam-a446095.html