Tại Diễn đàn Ông Lê Duy Bình - Chuyên gia Kinh tế, Giám đốc Economica chia sẻ: tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân có sự chậm lại về số lượng và lao động trong 5 năm từ 2016-2020. Theo đó, số lượng doanh nghiệp đang thực sự hoạt động trong nền kinh tế hiện tăng từ 505.000 doanh nghiệp vào năm 2016 lên khoảng 684.000 doanh nghiệp vào năm 2020.
“Như vậy, số lượng tăng lên chỉ 180.000 doanh nghiệp, là khoảng cách khá xa so với số lượng doanh nghiệp đăng ký hàng năm, thường ở mức 1,2 – 1,3 triệu doanh nghiệp đăng ký mỗi năm”, ông Bình cho biết.
Cũng theo ông Lê Duy Bình, trong số 684.000 doanh nghiệp đang hoạt động thì doanh nghiệp tư nhân trong nước là chính, khoảng 660.000 doanh nghiệp, 1.900 doanh nghiệp nhà nước và 22.000 doanh nghiệp FDI.
“Con số này so với là tỷ lệ doanh nghiệp đang thực sự hoạt động ở các quốc gia trong khu vực ASEAN là còn khá xa. Đồng thời, so với mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả vào năm 2025 là khá xa”, ông Bình nhấn mạnh.
Nhìn vào xu thế tăng trưởng 5 năm vừa qua, ông Bình cũng chia sẻ, số lượng doanh nghiệp tư nhân tăng nhưng tốc độ tăng trưởng chậm lại, cho thấy động lực tăng trưởng chậm lại.
“Chúng tôi cho rằng cần chú trọng, xử lý tăng tốc độ tăng trưởng cho doanh nghiệp đang hoạt động chứ không phải con số tăng trưởng doanh nghiệp đăng ký. Chúng ta đã đạt tới giới hạn doanh nghiệp tư nhân hoạt động hiệu quả, do đó, cần quan tâm đối tượng “dự bị” là hộ kinh doanh với các giải pháp khuyến khích cụ thể để họ phát triển thành doanh nghiệp”, ông Bình kiến nghị.
Quy mô của doanh nghiệp tư nhân 5 năm qua cũng là điều đáng ông Bình cho rằng đáng suy nghĩ khi mà quy mô doanh nghiệp tư nhân nhỏ dần trong 5 năm qua. Từ mức trung bình 18 lao động/ doanh nghiệp đã gỉam chỉ còn 13 lao động/ doanh nghiệp, như vậy cho thấy quy mô doanh nghiệp tư nhân chỉ nhỏ bé tương tự hộ gia đình.
Tuy vậy, tỷ trọng tích tụ vốn của khu vực kinh tế tư nhân tăng lên trong 5 năm qua, từ 53% năm 2016 lên 59% năm 2020. Ông Bình đánh giá, nguồn vốn tăng khá mạnh nhưng quy mô bình quân của doanh nghiệp tư nhân vẫn nhỏ hơn các thành phần kinh tế còn lại như doanh nghiệp Nhà nước hay doanh nghiệp nước ngoài. Quy mô nhỏ bé dẫn tới không tận dụng được lợi thế về quy mô, không tập trung vào đầu tư công nghệ…
Doanh thu của khu vực tư nhân tăng ấn tượng so với khu vực doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp FDI. Nhưng điều này chưa thực sự đáng mừng bởi lợi nhuận không theo đà tăng ấn tượng cho thấy doanh nghiệp tư nhân sử dụng vốn lớn, vất vả nhưng lợi nhuận lại khiêm tốn.
5 năm tốc độ đóng góp cho GDP vẫn ở mức khiêm tốn chỉ mức 7,8% năm 2016 lên 9,6% năm 2020, còn xa với mục tiêu tỉ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP, để đến năm 2025 khoảng 55%, đến năm 2030 khoảng 60 - 65% như mục tiêu của Nghị quyết số 10-NQ/TW. “Điều này cho thấy cần nhiều nỗ lực cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân để rút ngắn khoảng cách với các nước khu vực ASEAN và gần hơn với mục tiêu được đề ra” – ông Lê Duy Bình nhấn mạnh.
Hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao chất lượng cạnh tranh:
Theo ông Nguyễn Vũ Anh - Tổng giám đốc công ty TNHH Cốc Cốc chia sẻ từ thực tế hoạt động của doanh nghiệp: Lãnh đạo doanh nghiệp cần đi từ hành vi của người tiêu dùng, bởi sau đại dịch COVID-19 xảy ra, người dùng đã chuyển từ offline qua online. Đây là cơ hội cũng như là thách thức với các doanh nghiệp khi người dùng có những thay đổi lớn về hành vi người dùng và họ sẽ rất quan tâm về giá của sản phẩm. Họ có xu hướng mua online rất nhiều nhưng ngược lại cùng xu hướng thì 66% người dùng tìm kiếm về giá và so sánh rất kỹ.
Trong bức tranh như vậy các doanh nghiệp có thể tận dụng chuyển đổi số như thế nào để có thể tăng năng lực cạnh tranh? Ông Nguyễn Vũ Anh cho biết, đầu tiên chắc chắn cần truyền thông online, tăng hoạt động marketing Online. Cốc cốc mới được đưa vào mạng lưới số của Việt Nam, phát triển sản phẩm cho người dùng Việt, cạnh tranh với Google. Vị trí hiện tại của cốc cốc và ngoài trình duyệt thì cũng có công cụ tìm kiếm đứng số hai Việt Nam, hàng tháng sẽ có 500.000.000 lượt tìm kiếm trên máy tính và lực tìm kiếm trên điện thoại, đây là những con số rất lớn.
Ông Vũ Anh cho biết với dữ liệu người dùng như trên thì Cốc Cốc có thể hiểu hành vi của người dùng online rất sâu, và có thể hỗ trợ các doanh nghiệp tìm hiểu về hành vi lợi dụng cơ hội trong Online.
Theo bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng Giám đốc Tân Hiệp Phát chia sẻ, từ kinh nghiệm của chính Tập đoàn, các doanh nghiệp cần phải có chiến lược rõ ràng, nhất quán và kiên định với nguyện vọng và tầm nhìn, sứ mệnh. Những điều này là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp luôn đi đúng hướng và tiến về phía trước.
Đặc biệt, bà Phương nhấn mạnh, để xây dựng công ty có năng lực cạnh tranh và dẫn đầu, đội ngũ lãnh đao cần là những người có hoài bão, dám nghĩ dám làm. “Tại Tân Hiệp Phát, các cấp quản lý cần là những người sẵn sàng tạo nên sự khác biệt, đầu tư, tìm kiếm những hệ thống, mô hình quản trị. Đồng thời tiên phong triển khai mô hình quản trị hướng tới phát triển bền vững”, bà Phương chia sẻ.
Bên cạnh đó, công ty đặt yếu tố tiên phong để nỗ lực đạt được những bước phát triển ấn tượng. Điều này đã giúp Tân Hiệp Phát trở thành công ty đầu tiên trong ngành đạt chứng nhận ISO 9001, ISO 14001…
Đặc biệt, bà Phương cho biết, Tân Hiệp Phát là tập đoàn tiên phong trong sử dụng công nghệ mới để tạo sự thay đổi không chỉ trong chính doanh nghiệp, mà còn tạo làn sóng chuyển đổi trong lĩnh vực nước giải khát.
Hiểu rõ về doanh nghiệp, Tân Hiệp Pháp đã chủ động đầu tư vào các hệ thống công nghệ thông tin và công nghệ quản trị để cải tiến doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp này cũng đã tận dụng cơ hội từ đại dịch để đẩy mạnh chuyển đổi số
Yếu tố con người cũng là một khía cạnh được bà Phương nhấn mạnh. Theo bà Phương, các doanh nghiệp cần khuyến khích các nhân viên phát triển bản thân, vượt qua giới hạn để từ đó tạo ra giá trị lớn hơn cho chính mình và cho cả tổ chức.
Theo Sở hữu trí tuệ
Link nội dung: https://dnvn.com.vn/ho-tro-cac-doanh-nghiep-nang-cao-chat-luong-canh-tranh-a438589.html