Thứ hai là tài sản hữu ích, những loại có thể tăng giá theo thời gian và có thể tạo ra tài sản khác có giá trị trong quá trình phát triển, đơn cử như cổ phiếu. Ngoài cổ phiếu, ví dụ khác cho tài sản hữu ích là các doanh nghiệp và bất động sản cho thuê. Nhóm cuối cùng là tài sản không sinh lời; và vàng được Buffett xếp vào nhóm này.
Dẫn bức thư Buffett gửi cổ đông vào năm 2011, ABC News cho biết vàng "sẽ không bao giờ tạo ra bất cứ thứ gì, nhưng lại được mua với hy vọng người sau sẽ trả nhiều tiền hơn cho người trước".
Người sở hữu những tài sản như vàng "không được truyền cảm hứng bởi những gì bản thân tài sản đó có thể tạo ra, mà bởi niềm tin rằng người khác sẽ khao khát nó trong tương lai".
Đối với Buffett, vàng có 2 khuyết điểm lớn. Đầu tiên, kim loại này "không hữu ích mà cũng không tạo ra giá trị", khi chỉ sử dụng trong công nghiệp và trang trí, song nhu cầu từ 2 ngành này không đủ để sử dụng hết số vàng mà con người đang đào. Thứ hai, giá trị của kim loại quý tăng hoặc giảm dựa trên mức độ sẵn sàng chỉ trả cho nó của người khác, chứ không dựa trên khả năng tạo ra thu nhập cho chủ sở hữu.
Hai yếu tố vừa nêu đi ngược lại phương châm đầu tư của Buffett. Được biết, một trong những nguyên tắc đầu tư cơ bản của ông là chỉ nên đầu tư vào những thứ hữu ích, phục vụ mục đích và đáp ứng nhu cầu thiết thực của con người. Cùng là kim loại quý, nhưng vị tỷ phú thích bạc hơn, vì có nhiều ứng dụng trong công nghiệp lẫn y tế.
Theo Doanhnhansaigon