Phương án hỗ trợ tiêu thụ nông sản Hà Nội

Admin
Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ chia sẻ, toàn Thành phố hiện có 40 nhãn hiệu nông sản được bảo hộ, xây dựng thương hiệu và cho hiệu quả cao hơn 15 - 20% so với nông sản chưa có thương hiệu.

Nguyên nhân khiến việc phát triển mặt hàng nông sản đặc trưng của địa phương gặp khó khăn là do sản xuất nông nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa tạo thành vùng tập trung để thu hút doanh nghiệp (DN) xây dựng nhà máy sơ chế, chế biến phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Nhiều hợp tác xã, DN chưa chú trọng tới bao bì, mẫu mã, đăng ký nhãn hiệu; chủ yếu sản xuất thô, giá trị chưa cao.

Việc xây dựng thương hiệu nông sản đặc trưng đã khó, để duy trì và phát huy hiệu quả còn khó khăn gấp nhiều lần. Do đó, để nông sản đặc trưng của Hà Nội cạnh tranh tốt tại thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, các ngành chức năng cần tiếp tục hỗ trợ vốn cho các đơn vị sở hữu thương hiệu nông sản đặc trưng để mở rộng đầu tư. Bên cạnh đó, cần tổ chức các hội nghị kết nối cung - cầu để nông dân tiếp cận được xu hướng thị trường, đưa nông sản đặc sản vào các kênh phân phối hiện đại.

484aaec2-2ae7-4661-8d97-698544761051

Cánh đồng lúa hữu cơ tại xã Đồng Phú, huyện Chương Mỹ. Ảnh: Bình Minh 

 

Về vấn đề này, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ thông tin thêm, thời gian tới, Hà Nội tiếp tục tập trung phát triển sản xuất các loại nông sản, đặc sản địa phương gắn với Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Theo đó, các địa phương cần lựa chọn một số sản phẩm có tiềm năng đặc trưng để quy hoạch, tập trung đầu tư sản xuất, hỗ trợ liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nhằm tiếp cận kênh phân phối hiện đại.

Về lâu dài, các hợp tác xã, DN cần tiếp tục cải tiến mẫu mã, bao bì, nâng cao chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Đặc biệt, các DN cần xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, kết nối với DN bán lẻ thiết lập hệ thống phân phối.

“Thời gian tới, Sở sẽ phối hợp với Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) tổ chức hội chợ tiêu thụ nông sản, đặc sản vùng miền để kết nối cung - cầu theo chuỗi giá trị nông sản. Thành viên chuỗi gồm: Hợp tác xã, đơn vị sản xuất - kinh doanh, đơn vị bao tiêu, siêu thị, cửa hàng thực phẩm, hệ thống bán lẻ hiện đại” – ông Chu Phú Mỹ cho biết.

Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ Đồng Phú (huyện Chương Mỹ) Trịnh Thị Nguyệt chia sẻ, nhờ có thương hiệu, gạo hữu cơ Đồng Phú đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, sản phẩm được tiêu thụ tại các tỉnh trong nước và xuất khẩu sang châu Âu, thu bình quân 25 - 26 triệu đồng/ha/vụ, lợi nhuận 22 - 23 triệu đồng/ha/vụ (gấp 1,6 - 1,7 lần so với lúa thường). Đây là thành quả của việc liên kết chuỗi chặt chẽ của hợp tác xã với Công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Green Path Việt Nam trong những năm qua.

Cánh đồng lúa hữu cơ tại xã Đồng Phú, huyện Chương Mỹ. Ảnh: Bình MinhSong, điều đáng nói là những nông sản, đặc sản có thương hiệu trên địa bàn Hà Nội có đầu ra ổn định và giá trị cao như gạo hữu cơ Đồng Phú rất khiêm tốn. Việc kết nối giữa nông dân, hợp tác xã (là chủ thể sản phẩm có thương hiệu) với các DN tạo thành chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản đặc trưng còn mờ nhạt. Đây cũng là yếu tố khiến cho khâu bảo quản, sơ chế, chế biến sản phẩm trước khi đưa ra thị trường đang là điểm yếu của nông sản Thủ đô.

Chỉ ra nguyên nhân khiến đầu ra của nông sản đặc trưng trên địa bàn Hà Nội vẫn bấp bênh, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam Vũ Thị Hậu nhận định: “Không ít các DN, hợp tác xã sản xuất vẫn chưa chủ động, tích cực tham gia hoạt động kết nối, yếu về năng lực quản lý, tìm kiếm, phát triển thị trường”.

Theo Sở hữu trí tuệ